“Chưa con người nào từng tưởng tượng được cuộc trò chuyện với tự nhiên xung quanh tác động tới sức khỏe và thói tật của mình đến mức nào” – Henry David Thoreau.

CHIÊM NGƯỠNG TỰ NHIÊN. Đã từ rất lâu, người ta nhắc đi nhắc lại với chúng ta điều đó. Từ thời Aristote và quan niệm sequi naturam – sống theo lẽ tự nhiên của ông, chúng ta đã biết mối liên hệ ấy thiết yếu chúng ta đến mức nào.

Có phải bạn thấy sự thoải mái, thư giãn, buông bỏ, tràn ngập trong lòng khi bạn hít hà làn gió tự nhiên, giữa khung cảnh thiên nhiên. Có phải bạn ao ước lâu lâu được chạy đến một nơi xa xôi nào đó, nơi mà có mùi cây cỏ, mùi đất, mùi cát, .... Có lẽ thật đáng tiếc nếu chúng ta coi tự nhiên chỉ như một khung cảnh thuần túy cho những lúc thư giãn hoặc giải trí. Nó xứng đáng được nhiều hơn thế muôn lần: đó là lòng kính trọng và sự quan tâm sâu sắc của chúng ta – sự tỉnh thức. Bằng cách ý thức về vẻ đẹp và tính phức tạp của nó, bằng cách tạ ơn tự nhiên, cảm nhận niềm hạnh phúc vô biên khi chúng ta là một phần của tự nhiên và tận hưởng những ân sủng của nó. Tự nhiên có thể chữa lành tâm hồn và thể xác của bạn. Thật còn hơn những gì mà khoa học đang nghiên cứu và chứng minh. Rất nhiều công trình khoa học đã dần xác nhận rằng những tiếp xúc thường xuyên với tự nhiên chính là suối nguồn của sức khỏe: đi bộ trong rừng giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngắm nhìn không gian xanh giúp rút ngắn thời kỳ dưỡng bệnh.

Chiêm ngưỡng tự nhiên là việc có lợi cho chúng ta, chiêm ngưỡng chứ không phải vừa đi vừa liếc mắt nhìn vội. Hãy dừng lại, hít thở tự nhiên, để tự nhiên đi vào toàn bộ cơ thể ta, .... như thế ...., tự nhiên sẽ chăm sóc, vỗ về ta.

BÀI TẬP:

Chúng ta có thể nằm dài trên nền đất ngắm nhìn sự đa dạng của cái mà ta gọi là cỏ cây, hay côn trùng (chỉ là những danh từ nghèo nàn chỉ chủng loại). Đừng nghĩ gì hết, nằm dài, quan sát, chìm đắm trong thế giới kín đáo, nhiều hoạt động này.

Chúng ta dành thời gian thật lâu để ngắm nhìn mặt trời lên (hay mặt trời lặn), lặng nghe thật lâu những âm thanh của bình minh (hay buổi chiều muộn). Tùy vào thời gian và không gian mà bạn có thể sắp xếp được, hãy gần gũi với tự nhiên nhất có thể. Lắng nghe tiếng chim kêu, tiếng chó sủa, tiếng trẻ con, tiếng trò chuyện từ xa,... trải qua những thời khắc thanh bình và nhận biết.

Chúng ta có thể lặng ngắm sao trời và màn đêm. Dĩ nhiên rồi. Nếu tạm thời không có điều kiện để đi xa, bạn hãy lên sân thượng nhà mình, trải chiếu và nằm nhìn lên bầu trời nhé. Hãy ý thức rằng vẻ đẹp đáng kinh ngạc này của trời đêm, hiện ra cho chúng ta chiêm ngưỡng, cính là vì ánh mặt trời đã tắt. Đấy là một thông điệp hay đáng suy ngẫm. Nếu mặt trời không bao giờ vắng bóng, vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được những ngôi sao. Cũng như thế, trong cuộc sống, những điều đôi khi giống như một sự rút lui, một sự mất mát, một sự biến mất có thể lại chỉ là khúc dạo đầu, mở ra những niềm vui còn lớn hơn nhiều so với điều ta đã mất đi. Và cũng như thế, có ngày là phải có đêm, có buồn mới có vui, hợp rồi tan. Mọi sự vận hành không ngừng, nhìn rộng ra, ta thấy có gì quá quan trọng đến mức mình k vượt qua được, rồi giữ mãi trong lòng làm gì?

Rồi sáng hôm sau, chúng ta có thể thiền trong lúc hướng mặt về phía mặt trời mọc. Đây là bài tập ưa thích của tôi. Chúng ta đối diện với thứ mà thi sĩ Homer gọi là “rạng đông gọi vừng hồng”. Cuộc sống hiện đại làm ta thường xuyên xa rời những buổi rạng đông, bởi vì hoặc chúng ta dậy quá muộn, hoặc dậy sớm nhưng để đi làm chứ không phỉa để ngắm cảnh. Chủ nhật và những kỳ nghỉ chính là cơ hội đẻ chúng ta khám phá lại cảnh mặt trời mọc. Chúng ta hoàn toàn có thể dậy sớm để trải nghiệm, để tưới tắm cho tâm hồn mình, và làm sạch tâm trí, cơ thể mình.

Thường xuyên chiêm ngưỡng tự nhiên để thấy ta tràn đầy sức sống, để nâng cao ý thức sinh thái, sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn thế giới này. Và để hiểu rằng, dù trước kia, hay từ bây giờ trở đi, có xảy ra chuyện gì chăng nữa, thì được tồn tại ở đây, lúc này, thật là một ân sủng, một điều kỳ diệu’

“3 phút thiền – Christophe André”