Ayur có nghĩa là đời sống, Veda có nghĩa là kiến thức. Ayurveda có nghĩa là ngành khoa học hay kiến thức về đời sống, là y học truyền thống của Ấn Độ bao gồm nhiều phương pháp khác nhau đã được tiếp nối liên tục hơn 5000 năm.

Đây là một khoa học về các bệnh trạng cũng như cách điều trị dựa trên cuốn Ayurveda, một cổ thư về y học của Ấn Độ đã có trên 5.000 năm nay. Theo khoa học này, thì vạn vật trong vũ trụ được cấu tạo bởi năm yếu tố chính là Đất, Nước, Gió, Lửa, và Dĩ Thái (không gian).

Thân thể con người cũng được cấu tạo bởi năm yếu tố trên, nhưng thường thì Đất và Nước đã hòa chung lại thành một tinh chất gọi là Kapha; Nước và Lửa hợp thành tinh chất gọi là Pitta, Gió và Dĩ Thái hợp thành Vatta. Từ đó, thể tạng được phân loại dựa trên ba tính chất đó (gọi là 3 DOSA), chúng chi phối và ảnh hưởng đến trạng thái tâm sinh lý của con người theo như tính chất của các yếu tố mà nó kết hợp thành. Nói một cách khác, chúng ta ốm đau hay khỏe mạnh, mập mạp hay gầy còm, đều tùy thuộc vào sự điều hành, vận chuyển của các tinh chất trên. Ayurveda giải thích rằng từ sự bài tiết, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, từ nhịp tim, cách ăn uống, ngủ nghỉ, đến cách nói năng, màu da, tóc khô hay mềm đều bị chi phối bởi 3 yếu tố trên.

3 DOSA

YẾU TỐ KẾT HỢP

TÍNH CHẤT

TẠNG NGƯỜI

NÊN TRÁNH

NÊN ĂN

NGỦ- NGHỈ

Đất và Nước

Nặng, ổn định, trơn láng, ẩm ướt, da dầu, mát

Mập.

Là người tình cảm, trung thành, biết lắng nghe. Thích hợp làm người chữa lành, không thích thay đổi. Là người đa sầu, đa cảm, dễ buồn, gắn kết.

Không nên ăn: đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, bơ sữa, thường bị căng thẳng khi phải thay đổi thói quen

Nên ăn: 2 lần/ngày vì tạng người dễ tăng cân

Ngủ: 6-7h/ngày, dậy trước lúc mặt trời mọc, ngủ trưa 0,5h.

Nên tập: Thở Kapalapati

Nước và Lửa

Nhẹ, nóng, không ổn định, da dầu, mùi cơ thể

Vừa người.

Là người thích hợp làm sếp, sống trong công việc, không quan tâm chăm sóc sức khỏe

Không nên ăn: đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu, cafe, không nên ăn khi đang làm việc, làm nhiều, stress sẽ làm tăng tính Pitta

Nên ăn nhiều bữa trong ngày, đúng giờ, ăn rau củ, gia vị mát, hoặc ít gia vị

Ngủ: 7h – 8h/ngày, dậy trước lúc mặc trờ mọc 0,5h (nửa giờ)

Nên tập: thở làm mát

Gió và Không gian

Nhẹ, khô, lạnh, không ổn định, thô ráp,

Ốm.

Là người của cảm xúc, làm nghệ thuật, sáng tạo, tưởng tượng cao, suy nghĩ nhiều

Không nên ăn: đồ lạnh, khô, nhẹ (như xà lách, bánh mì, snack,....), di chuyển nhiều, làm nhiều, không ngủ đủ, stress sẽ làm tăng tính Vatta, mất cân bằng.

 

Nên ăn nhiều lần trong ngày (chia nhỏ bữa ăn), ăn nhiều tinh bột và chất béo, rau củ nặng, đồ nước, nóng ấm.

Nên ngủ đủ 8h/ngày, dậy lúc mặt trời mọc

 

Thông thường, mỗi người chúng ta sẽ là sự kết hợp của 2 hoặc cả 3 Dosa trên. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa chúng không bằng nhau, sẽ có 1 Dosa trội hơn hết. Tỷ lệ giữa các Dosa này, đã được quyết định ngay khi chúng ta mới sinh ra, và chúng ta cố gắng duy trì tỷ lệ này cho đến cuối đời, để có sức khỏe tốt nhất, ít đau bệnh. Nếu chúng ta cứ ăn uống theo ý thích, sẽ làm tăng Dosa của mình lên. Để lấy lại cân bằng các Dosa, chúng ta chú ý điều chỉnh: lối sống, ăn uống, giấc ngủ, thể thao.

Ngoài ra, 3 Dosa trên, cũng sẽ có 1 Dosa trội lên theo giờ trong 1 ngày, theo mùa trong năm, và theo từng quảng đời người, cụ thể như sau:

2h --> 6h : Vatta trội ; 6h --> 10h: Kapha trội;    10h --> 2h: Pitta trội

 

Đời người: 

 

Hiểu về 3 Dosa sẽ là nền tảng để ta áp dụng các cách ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp, nhằm phòng và chữa bệnh theo Ayurveda.

Các bạn có thể cảm nhận để xác định bản thân thiên về Dosa nào nhiều hơn, hoặc có thể làm trắc nghiệm ở đây (tiếng Anh)

Hương Huỳnh.