Trong một video, Sadguru được đặt câu hỏi: “Làm sao để tăng chất lượng giấc ngủ?”. Người cười và nói: cơ thể không đòi ngủ, cơ thể đòi nghỉ ngơi. Cơ thể chúng ta khi mệt, nói đòi hỏi nghỉ ngơi. Và ngủ là một trong những hình thức nghỉ ngơi, thư giãn. Vậy nếu bạn không để cơ thể bị kiệt sức, nếu lúc nào, cơ thể cũng trong trạng thái thư giãn, nó sẽ không đòi hỏi nghỉ ngơi nhiều. Vậy bạn đừng đòi hỏi tăng chất lượng giấc ngủ, mà hãy tăng chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người hiểu được từ Thư Giãn mà tôi nói.

Thư giãn đúng là một trong năm yếu tố cần thiết để đạt đến khỏe mạnh cả Thân – Tâm – Trí. Máy móc, xe cộ mà chúng ta sử dụng, nó cũng cần nghỉ ngơi, bảo dưỡng, để có thể chạy tốt trong thời gian dài. Con người chúng ta cũng vậy. Khi cơ thể và tâm trí làm việc liên tục, khả năng làm việc hiệu quả sẽ giảm sút nhiều. Vậy bạn đã thư giãn đúng chưa? Nói đến thư giãn, có phải bạn đang nghĩ đến nghe nhạc, xem phim, đi ăn uống, đi chơi, đi bar, đi pub, ..... Ồ, hãy nhìn lại những hoạt động đó, những hoạt động mà bạn đang dùng để thư giãn cho cơ thể mình, nó cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng thể chất và tinh thần.

Hầu hết năng lượng do cơ thể sinh ra bị lãng phí một cách vô ích. Vì một lượng rất lớn năng lượng bị phí phạm vào sự căng cơ một cách không cần thiết. Khi tham gia các môn thể dục thể thao, có phải nó giúp ta tăng năng lượng, khỏe mạnh thêm; hay nó giúp ta tăng một ít năng lượng, mà lại tiêu tốn nhiều hơn vào các căng thẳng cơ bắp và thần kinh trong tập luyện. Vì vậy, trước khi học bất kỳ môn thể thao nào, người tập trước hết nên học quan sát và nhận biết sự căng cơ và có thể thả lỏng sự căng các cơ một cách không cần thiết. Toàn bộ các bài tập yoga là dựa trên quan sát này.

Hành động nào của cơ thể cũng đặt sự căn lên ở các cơ. Đôi khi bạn có thể quan sát sự gồng vai khi ngồi vào xe để học lái xe. Rất nhiều sự căng thẳng về thể chất và thần kinh để tập trung cho việc học lái xe hơi. Thậm chí 15 phút lái sẽ khiến người mới học lái mệt và đau các cơ. Ở trường hợp khác, một người tài xế 10 năm kinh nghiệm, lái xe cả trăm dặm mà vẫn không thấy mệt, vì các cơ được thả lỏng trong khi lái. Thả lỏng cơ bắm khi lái xe không phải là người lái xe bất cẩn. Ngược lại, anh ta phản xạ lại tình huống cấp bách  một cách sẵn sàng hơn so với sự phản xạ của một người luôn căng các cơ. Đồng thời, anh ta tiêu dùng ít năng lượng hơn.

Quan sát một con mèo cúi mình trước hang chuột, bằng một thái độ duyên dáng và dễ dàng mà không có sự co lại các cơ hay căng cơ nào, nhưng lại sẵn sàng hành động. Dù không có sự căng bất kỳ cơ nào, phong thái ung dung của con mèo là một phong thái dù ung dung nhưng tỉnh thức, nên rất hiếm khi bị thất bại lúc hành động.

Chúng ta không nên nhầm lẫn thư giãn với lười biếng. Khi còn sơ sinh, đứa bé thư giãn một cách  tự nhiên, một vài người lớn có được khả năng thư giãn này. Những người đó được biết đến với sự bền sức, khỏe mạnh, sinh động, và tràn đầy sức sống. Người ta kể rằng là Napoleon có thể thư giãn và ngủ trên lưng ngựa trong khi liên tục đánh nhau. Nhiều nguyên thủ quốc gia hay nhiều nhà hiền triết vĩ đại nhờ sức mạnh thư giãn mà họ có thể gánh vác một lượng công việc khổng lồ.

Trước khi học về phương pháp thư giãn, ta cần phải hiểu ngược lại của thư giãn là co lại, về mặt thể chất đó là co cơ, về mặt tinh thần, đó là các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, phiền muộn, giận dữ và tham lam. Một vài phút giận dữ có thể làm tốn nhiều năng lượng hơn một ngày lao động tay chân. Không lượng thuốc bổ, vitamin nào có thể cân bằng lại cho người đang khốn khổ vì lo âu, phiền muộn. Có bộ phận nào trong cơ thể mà không bị các cảm xúc trên quấy phá: tim đập nhanh, huyết áp tăng, hệ tiêu hóa không ổn định. Cơn giận bùng phát bất ngờ sinh ra một làn sóng chấn động ở hệ thần kinh. Các cơ bắp co lại để sẵn sàng phản ứng. Hãy tưởng tượng xem bao nhiêu năng lượng cần thiết để khôi phục lại trật tự cho các hệ cơ và các cơ quan trên.

Các Yogi dùng ba cách để đạt được sự thư giãn hoàn hảo. Đó là thư giãn thể chất, trí não, và tinh thần.

  1. Thư giãn thể chất: là thư giãn các bộ phận, cơ quan cơ thể mà ý thức có thể điều khiển được, và kể các các cơ quan không tự chủ được (tim, gan, phổi, não, .....). Như tư thế xác chết – Savasana – trong yoga, các bạn nằm ngửa, lòng bàn tay hướng lên trên, và thả lỏng toàn bộ cơ thể.

Dùng lời tự ám thị "Tôi thư giãn ....", sự thư giãn thể chất bắt đầu từ các ngón chân, cẳng chân, gối, hông, đi dần lên nửa trên cơ thể, lên đến toàn bộ cơ mặt, đôi chân mày. Sau đó từ từ thông điệp thư giãn được gửi đến thận, gan, và cứ tiếp tục như vậy đối với cơ quan nội tạng, với chỗ nào trong cơ thể mà ta nhận thấy có sự căng cơ, hoặc đau.

  1. Thư giãn tâm trí: sự căng thẳng liên tục trong tâm trí do âu lo không cần thiết còn làm mất năng lượng nhiều hơn cả căng thẳng thể chất nữa. Để thư giãn tâm trí, ta thở chậm, sâu vài hơi thở, sau đó để hơi thở nhẹ nhàng, bình thường, không chủ đích. Ta đặt tâm trí vào quan sát hơi thở. Tâm trí sẽ từ từ trở nên điềm tĩnh và người thư giãn có thể có cảm giác trôi bồng bềnh như thể họ nhẹ như chiếc lông vũ. Họ cảm thấy bình an.
  2. Thư giãn tinh thần hay tâm linh: Dù một người có cố gắng thư giãn tâm trí mình như thế nào đi nữa, họ cũng sẽ không rũ bỏ được hoàn toàn tất cả những căng thẳng lo âu. Khi hết giờ thiền, chúng ta lại trở về với những lo buồn, sợ, giận dữ,... Vậy có cách nào triệt để hơn? Chỉ có một cách là tu tập, nhận biết các ý niệm tâm linh. Trong mỗi tôn giáo sẽ có cách hướng dẫn riêng. Nhưng tựu chung lại, các tôn giáo đều dạy con người nhận biết, tự rút mình ra khỏi ý niệm sở hữu, ra khỏi ý niệm cái tôi. Bạn là vô ngã (đạo Phật) , hay là Ý thức tuyệt đối, hay là thể hiện của ý Chúa. Sự đồng hóa mình với các đấng tối cao này, là kết thúc quá trình thư giãn. Tư thế thư giãn Savasana, hay tư thế xác chết.