Để đạt được sự kiểm soát cơ thể và tâm trí, trước hết chúng ta phải có sự giúp đỡ của một số bài tập thể dục và các phương pháp thanh lọc cơ thể.

Cơ thể liên tục thải ra những chất thải thông qua các bộ máy của nó. Thận loại bỏ axit uric và các chất thải khác vốn từ máu mà ra. Các tuyến mồ hôi thải chất thải qua sự tiết mồ hôi vốn chứa chất độc. Chúng ta thải ra những sự ô uế của cơ thể thông qua nhiều cửa ngõ bằng cách đổ mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện, và hít thở. Nếu không có hệ bài tiết này, cơ thể sẽ đầy những chất độc mang bệnh.

Chúng ta tắm rửa hàng ngày, giúp cho các lỗ chân lông mở ra và không bám bụi. Mọi người đều vệ sinh răng hàng ngày. Cách vệ sinh của Yoga đi xa hơn một chút, và làm sạch một số bộ phận quan trọng vốn bị lãng quên của cơ thể. Những quá trình vệ sinh này có tính khoa học, giúp lấy đi các mầm bệnh.

Sáu Kriyas là những cách vệ sinh hệ hô hấp, thực quản, dạ dày, mắt và ruột già. Những bài tập này đặc biệt được kê toa cho những người bị béo, mềm nhão, và có nhiều đờm dãi. Tên của sáu phương pháp kriyas này là dhauti, basti, neti, nauli, tratak, và kapalabhati; hay: vệ sinh dạ dày, vệ sinh ruột, vệ sinh đường mũi, vệ sinh những cơ quan vùng bụng, bài tập nhìn chằm chằm cho mắt, và vệ sinh cơ quan hô hấp.

Trong phạm vi bài viết, mình chỉ xin giới thiệu một số cách vệ sinh buổi sáng khi thức dậy đơn giản, dễ thực hiện như sau: Vệ sinh mắt mũi miệng bằng nước muối loãng: buổi sáng ngủ dậy, chúng ta chuẩn bị 1 ly nước muối loãng và ấm. Ta dùng da mặt trong vùng cổ tay để thử độ ấm, và nếm thử thấy mằn mặn nhẹ (như nước muối sinh lý). Đó là loại nước có nhiệt độ và môi trường kiềm gần giống nhau dịch trong cơ thể, và có tính sát khuẩn

  1. Vệ sinh mắt: dùng bàn tay chứa 1 ít nước muối, chớp chớp từng bên mắt vào trong nước này, khi đổi bên mắt thì thay nước khác.

TRATAK – bài tập nhìn chằm chằm không chớp mắt. Dù đây là một trong 6 bài tập thanh tẩy, nhưng nó chủ yếu nhắm đến sự phát triển sự tập trung và sự chú tâm của tâm trí. Tratak rất có ích với những ai thực hành yoga. Bài tập này còn cải thiện ánh sáng của mắt. Có 3 cách tập Tratak:

  • Biến thể 1: nhìn chằm chằm vào ánh nến, cách bạn 1 – 1,2 m.
  • Biến thể 2: nhìn về phía khoảng trống giữa hai chân mày
  • Biến thể 3: nhìn đầu mũi của chính mình.

Tôi chỉ giới thiệu qua các phương pháp, các bạn quan tâm có thể đề nghị tôi viết thêm các bài khác. Ở đây, chúng ta chỉ nói về vệ sinh cơ thể vào buổi sáng khi thức dậy, nên chúng ta rửa mặt, và đảo mắt tới lui 1-2 phút là tốt và không mất nhiều thời gian.

  1. Vệ sinh mũi: Khi ta hít không khí vào, ta cũng hít vào những hạt bụi và vi trùng. Để ngăn chặn những chất lạ này không đi vào phổi, thiên nhiên đã thiết kế một hệ thống lọc. Trong hai lỗ mũi có những sợ lông mũi dai lọc trước hết những hạt bụi thô và ngăn không cho chúng đi vào phổi. Kế đến, màng nhầy có những lông mịn, giúp giữ những hạt bụi siêu nhỏ và vi trùng. Không khí còn được sưởi ấm và làm ẩm khi nó đi suốt xoang mũi và đến tiếp xúc với lớp màng nhầy.

Cấu trúc quan trọng nhất trong mũi, theo quan điểm bệnh học, là màng nhầy hay mô lót nền các xoang. Đó là các mô nhạy cảm nhất trong cơ thể. Và khi mô này bị dập hay bị thương, sẽ gây khó khăn nhiều cho người bệnh. Bệnh thường gặp là nhiễm trùng nhẹ. Bây giờ người ta biết rõ là những vi trùng tạo mủ như tụ cầu khuẩn hay liên cầu khuẩn, lan rộng và dễ dàng đi vào cơ thể con người bất cứ khi nào chúng tiếp xúc với một mô đang bị tổn thương. Chúng có thể khởi đầu một sự nhiễm trùng mà cuối cùng có thể lan rộng khắp toàn bộ cơ thể.

Để hỗ trợ tự nhiên trong việc vệ sinh những chất lạ như thế, các yogi có thể dùng 1 sợi dây, nước, hay không khí. Những cách vệ sinh này không chỉ loại bỏ những vật lạ mà còn ngừa cảm lạnh và giữ cho thần kinh khướu giác trong tình trạng khỏe mạnh.

Ở đây, tôi chỉ xin trình bày cách vệ sinh mũi bằng nước như hình bên dưới:

 

Trước khi đi chi tiết vào kỹ thuật, ta nói sơ qua cấu trúc đường mũi và họng giúp người thực hành bài vệ sinh này một cách khoa học. Xoang mũi được vách ngăn của mũi chia thành hai hố. Nóc của xoang mũi chủ yếu được tạo nên bởi xoang sàng cấu tạo như tổ ong có nhiều khoang. Nền của nó do mỏm của hàm ếch (vòm miệng) của hàm trên và mỏm ngang của xương vòm miệng. Thành của xoang mũi được bao bọc bởi màng xương và màng nhầy. Xoang mũi thông với xoang miệng.

Thực hành: chúng ta nghiêng đầu, mở miêng, thở bằng miệng, cứ từ từ cho nước chảy từ cánh mũi bên này, len lõi qua các xoang, thông lên trán, qua cánh mũi bên kia và thoát ra ngoài. Lưu ý: thở miệng. Nếu hơi nhứt trán, là do mình cúi đầu quá thấp, nâng đầu lên một chút sẽ hết bị nhứt lên trán. Để nước cứ từ từ chảy như vậy được khoảng nửa bình, thì đổi sang cánh mũi bên kia, tiếp tục cho nước chảy ngược lại đến hết bình nước.

Phân tích dài dòng cho có cơ sở vậy chứ thực hiện nhanh lắm, 2 phút à, các bạn thử nhé!

Hẹn gặp lại các bạn trong Phần 2: vệ sinh miệng, hệ tiêu hóa ở đây: http://toisong.vn/index/news/3/vỆ-sinh-cƠ-thỂ-mỖi-buỔi-sÁng-cỦa-yoga--phan-2:-mieng--he-tieu-hoa-

Nguồn tham khảo: Yoga toàn thư - Swami Vishnu Devananda